Sông Sài Gòn uốn lượng đoạn qua huyện Củ Chi, TP. HCM. Ảnh: Quang Định
Cụ thể, Sở GTVT TP và các đơn vị liên quan đã cùng nhau tổ chức khảo sát về điều kiện an toàn hoạt động bến, phương tiện trên tuyến vận tải hành khách và du lịch bằng đường thủy này.
Theo ông Trần Song Hải - giám đốc Công ty TNHH Công nghệ xanh DP, đơn vị khai thác, tuyến tàu cao tốc này hoạt động kết nối từ TP.HCM đi Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi và ngược lại.
Ông Hải cũng cho biết dự kiến tuyến tàu này sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7-2020 phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, du khách tham quan du lịch.
Số chuyến dự kiến khai thác mỗi ngày là 4 chuyến, giờ khởi hành từ bến Bạch Đằng lúc 8h và 9h sáng, khởi hành từ Củ Chi từ lúc 14h và 15h.
Giá vé dự kiến từ bến Bạch Đằng - Bến Đình là 220.000 đồng/vé, bến Bạch Đằng - Bình Dương là 120.000 đồng/vé, từ Bình Dương - Củ Chi là 150.000 đồng/vé.
Điểm dừng cuối của tuyến du lịch là Đền Bến Dược, huyện Củ Chi, TP. HCM. Ảnh: Quang Định
Sông Sài Gòn đoạn qua cầu Bình Lợi. Ảnh: Quang Định
Góc nhìn thành phố Thủ Dầu Một. Ảnh: Quang Định
Cự ly tuyến 78km, trong đó người dân sẽ đi qua các địa điểm là bến Bạch Đằng (quận 1), bến Bình Hòa (quận Bình Thạnh), bến Tiamo (TP Thủ Dầu Một), bến Đình (huyện Củ Chi), bến Dược (huyện Củ Chi) và ngược lại. Ước tính thời gian chạy tàu khoảng 120 phút.
Trước mắt, công ty này sẽ cho chạy trên lộ trình này 1 tàu cao tốc GreenlinesDP K7 có sức chở 96 hành khách, vận tốc 46,5km/h, 1 tàu cao tốc GreenlinesDP C9 sức chở 150 khách và 1 tàu du thuyền.
Loại tàu được đưa vào khai thác tuyến này là những con tàu hiện đại, được thiết kế đầy đủ tiện nghi, wifi, ổ cắm điện tại các hàng ghế. Trên tàu luôn có tiếp viên phục vụ nước và bánh ngọt miễn phí.